Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Malaysia kỳ vọng phục hồi kinh tế thông qua hiệp định RCEP
Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp quốc tế Malaysia nhận định Hiệp định RCEP sẽ tạo điều kiện để Kuala Lumpur đẩy nhanh khắc phục tình trạng gián đoạn kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra.

Ngày 18/3, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bắt đầu có hiệu lực tại Malaysia. Giới chức nước này nhận định RCEP sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Trong một phát biểu tại diễn đàn "Trung Quốc-ASEAN trong việc thực thi RCEP: Các doanh nghiệp đã sẵn sàng cho RCEP chưa?," Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp quốc tế Malaysia - ông Lim Ban Hong cho biết thỏa thuận trên sẽ tạo điều kiện để Kuala Lumpur đẩy nhanh khắc phục tình trạng gián đoạn kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra.

Ông nêu rõ: "Việc thực hiện thỏa thuận RCEP là một động lực kịp thời cho tăng trưởng kinh tế dài hạn và sự thịnh vượng của khu vực. Đối với Malaysia, RCEP mở ra cơ hội lớn hơn để phục hồi kinh tế khi chúng ta cùng nhau vượt qua đại dịch."

Theo Thứ trưởng Lim Ban Hong, Malaysia đã đầu tư mạnh vào thương mại điện tử, số hóa và các yếu tố hệ sinh thái khác để chuẩn bị cho các bên liên quan tại địa phương tận dụng lợi thế của RCEP thông qua Kế hoạch Chi tiết thương mại quốc gia (NTB) 2021-2025 sẽ ưu tiên tăng giá trị xuất khẩu và số lượng các công ty xuất khẩu, tăng hàng hóa xuất khẩu có giá trị cao, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và cải thiện hệ sinh thái xuất khẩu.

Dựa trên hệ thống thương mại đa phương tuân theo các quy tắc, RCEP sẽ tạo điều kiện cho Malaysia hội nhập sâu rộng hơn vào nền thương mại-đầu tư tự do toàn cầu nhờ xóa bỏ khoảng 90% thuế quan giữa các nước thành viên.

Kuala Lumpur sẽ được hưởng các lợi ích từ RCEP, bao gồm dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, tăng cường tạo thuận lợi thương mại, dỡ bỏ các rào cản đối với lĩnh vực dịch vụ cũng như cải thiện môi trường kinh doanh thông qua các quy định liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, triển khai mua sắm của chính phủ và thương mại điện tử.

Các doanh nghiệp sẽ nâng cao nhận thức về vai trò của mình trong việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, việc làm và đổi mới. Đặc biệt, quy định đối xử đặc biệt và riêng biệt dành cho các thành viên kém phát triển được kỳ vọng sẽ là công cụ thúc đẩy sự phát triển kinh tế công bằng.

Cộng đồng doanh nghiệp được khuyến khích tận dụng các cơ hội đầu tư rộng lớn và tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực mà RCEP mang lại.

Khi thế giới dần phục hồi sau đại dịch COVID-19, RCEP là công cụ quan trọng để tái tạo sức sống cho các doanh nghiệp và các hoạt động kinh tế thông qua việc giảm bớt rõ rệt các rào cản đối với thương mại trong khu vực.

Ngoài việc cải thiện cách thức kinh doanh, RCEP sẽ đánh dấu việc tạo ra các chuỗi cung ứng khu vực mới cũng như củng cố các mạng lưới hiện có, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước khi điều kiện hội nhập hệ sinh thái thương mại toàn cầu.

Với quy mô thị trường rộng lớn gồm 15 quốc gia chiếm gần 30% dân số toàn cầu và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới, RCEP sẽ đưa khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở thành trung tâm mới của thương mại toàn cầu, dự kiến tổng thương mại sẽ tăng gần 42 tỷ USD.

Trong ASEAN, Malaysia có khả năng sẽ được hưởng lợi lớn nhất từ hiệp định này trong lĩnh vực xuất khẩu với mức tăng 200 triệu USD./.
DanQuyen.com (Theo vietnamplus.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn (27-04-2024)
    Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng (25-04-2024)
    Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít (25-04-2024)
    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nóng trở lại (25-04-2024)
    Đại biểu Quốc hội: Phải quản lý được khối lượng vàng giao dịch (25-04-2024)
    Phiên đấu thầu vàng lần 2 bị hủy do chỉ có một đơn vị tham gia (25-04-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Nghi ngờ năng lực của VinFast là không có cơ sở (25-04-2024)
    Giá vàng chiều nay (25-4): Quay đầu giảm mạnh (25-04-2024)
    Shark Hưng: Chung cư Hà Nội đang tăng giá đột biến, sẽ khó giảm (25-04-2024)
    'Công thần' của Ngân hàng OCB bất ngờ xin rời ghế tổng giám đốc (24-04-2024)
    Đấu thầu vàng miếng: Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng (23-04-2024)
    Giá cà phê hôm nay 23/4/2024: Giá cà phê robusta tăng, arabica giảm, chuyên gia dự báo đà tăng có thể còn tiếp diễn (23-04-2024)
    Việt Nam có 35 đối tác với Apple (23-04-2024)
    Vàng thế giới lao dốc sau tin tốt về Trung Đông, trong nước 'bốc hơi' cả triệu đồng mỗi lượng (23-04-2024)
    MIK Group khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (22-04-2024)
    Vàng chờ 'luồng gió mới' (22-04-2024)
    Đình chỉ giấy phép G1 lần 2 đối với 49 doanh nghiệp cung cấp game online (22-04-2024)
    Giá vàng trong nước giảm chênh lệch với thế giới trước giờ đấu thầu (21-04-2024)
    Ba nhà đầu tư góp 1.300 tỉ đồng vào công ty bầu Đức là ai? (20-04-2024)
    Sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu là 81,80 triệu đồng (19-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Ký hợp đồng tỷ USD, Angimex sẽ xuất khẩu 3 triệu tấn gạo sang Cộng hòa Sierra Leone (18-03-2022)
    Toyota ngừng 50% dây chuyền sản xuất tại Nhật Bản sau trận động đất lớn (18-03-2022)
    Các quỹ đầu tư đang đổ tiền vào Bitcoin (17-03-2022)
    ASEAN đàm phán nâng cấp hiệp định thương mại hàng hóa ATIGA (17-03-2022)
    Kinh tế Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ xung đột Nga-Ukraine (16-03-2022)
    Vì sao giá dầu giảm mạnh? (16-03-2022)
    Nga hạn chế xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên minh kinh tế Á - Âu (15-03-2022)
    'Đứt' nguồn cung xăng dầu Nghi Sơn, xử lý thế nào? (15-03-2022)
    Bitcoin, Ethereum vừa thoát hiểm (15-03-2022)
    Long Châu muốn có thêm 300-400 nhà thuốc (15-03-2022)
    'Chuyển giao tài sản nghiên cứu khoa học đứng hình (15-03-2022)
    Người đàn ông giàu nhất của Nga vội vã tìm cách tránh trừng phạt (14-03-2022)
    Du lịch Thái Lan hồi phục với các định hướng mới hậu Covid-19 (14-03-2022)
    Vụ rủi ro xuất khẩu hạt điều: Vì sao không dùng phương thức thanh toán ít rủi ro? (14-03-2022)
    Bài toán năng lượng ở châu Âu (13-03-2022)
    Chiến sự Nga - Ukraine đẩy thế giới đến bờ vực khủng hoảng lương thực (12-03-2022)
    Cứu kinh tế Nga: Trung Quốc lực bất tòng tâm? (12-03-2022)
    Canada điều tra rà soát thuế chống bán phá giá với ống thép dẫn dầu (12-03-2022)
    AP: Mỹ sắp ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga (08-03-2022)
    Giá vàng bất ngờ giảm 2,4 triệu đồng/lượng, vì đâu? (08-03-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152753568.